TBSLAND
TBS GROUP VÀ LÀN SÓNG DỊCH CHUYỂN ĐẦU TƯ: BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP PHẢI CÓ TÍNH KẾT NỐI

TBS GROUP VÀ LÀN SÓNG DỊCH CHUYỂN ĐẦU TƯ: BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP PHẢI CÓ TÍNH KẾT NỐI

Ngày 28/10 vừa qua, diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020 với chủ đề "Đón sóng đầu tư mới" chính thức diễn ra tại Mai House Saigon - hệ thống khách sạn năm sao Mai House Hotels & Resorts do Tập đoàn TBS Group đầu tư và xây dựng. Diễn đàn do Báo Đầu tư và Công ty BW Industrial phối hợp tổ chức với sự tài trợ đồng hành của TBS Group.

 

Nhận định từ chuyên gia: Bất động sản công nghiệp sẽ là điểm sáng


Diễn đàn có sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu và phát triển bất động sản hàng đầu đến từ BW Industry, CBRE, IMG cùng đại diện các tập đoàn lớn như Sam Sung, Thaco, TBS Group… Tại đây, các chuyên gia đã chỉ ra những điểm mạnh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài; đồng thời đưa ra các định hướng phát triển bất động sản công nghiệp trong thời gian tới.


* Nguyên nhân và diễn biến của làn sóng đầu tư


Làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc đã bắt đầu nhen nhóm từ năm 2019, đặc biệt từ khi dịch COVID-19 bùng nổ trên quy mô toàn cầu. Song song đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động lớn đến biến động của kinh tế thế giới


Các công ty đa quốc gia bắt đầu tính đến nguồn cung thay thế, giảm sự  “lệ thuộc” của mình chuỗi cung ứng “khổng lồ” như Trung Quốc. Lúc này, vấn đề cấp thiết chính là tìm ra “vùng đất mới”, điểm đến an toàn và hấp dẫn hơn để đáp ứng được những thách thức đặt ra của. Và cuộc đua bắt đầu, cơ hội và thách thức mới đặt ra cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

 

* Thế mạnh của Việt Nam trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế?


Các nghiên cứu cho thấy nhiều tên tuổi lớn cũng bắt đầu mở rộng sản xuất tại nước ta. Trong quý II/2020, 3 - 5 triệu chiếc Airpod hoặc khoảng 30% số lượng mẫu tai nghe không dây này sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Đây chính là dấu hiệu cho thấy thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới đã bắt đầu việc chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.


Đại dịch COVID19 bùng nổ đã tạo ra cú sốc lớn đối với kinh tế thế giới, gây ra một cuộc khủng hoảng mới và cần nhiều thời gian để phục hồi. Tuy nhiên, nền kinh tế - xã hội Việt Nam lại có những chuyển biến tích cực. Sau 2 lần kiểm soát tốt sự bùng nổ của COVID-19, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đời sống của người dân dần trở lại với trở lại nhịp độ bình thường.


Điều này càng khẳng định rằng: Việt Nam là điểm sáng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đón đầu làn sóng dịch chuyển sản xuất, một điểm đến an toàn và ổn định. Do đó, cần nhanh chóng tạo ra tiền đề cần thiết để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như:- Tự động hóa trang thiết bị sản xuất.

  • - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
  • - Phát triển phần mềm quản lý cũng như xây dựng các trung tâm dữ liệu và các trung tâm R&D. 
  • - Ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.


Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư cho rằng: Trong thời gian tới, thị trường Bất động sản công nghiệp sẽ trở nên sôi động nhờ vào việc mở rộng của các nhà đầu tư lớn trong nước lẫn quốc tế. Các nhà đầu tư này sẽ bao gồm nhà sản xuất, các nhà cung ứng và các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, kho bãi. Song song với đó, Chính phủ cũng đã có những động thái trong việc hỗ trợ thu hút nguồn vốn FDI. Nhiều năm qua, các thủ tục hành chính, chính sách được cải cách đáng kể, nhằm tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng và có lợi cho các doanh nghiệp.


TBS Group - Bất động sản công nghiệp không đơn thuần chỉ là nhà xưởng


Tại diễn đàn, đại diện TBS Group - Phó chủ tịch Diệp Thành Kiệt cũng đã đưa ra nhiều nhận định quý giá trong việc chuẩn bị cho làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp. Theo ông, Việt Nam đang đứng trước cơ hội cực kỳ lớn trong việc dịch chuyển chuỗi cung ứng đã được tính toán từ trước.


Ông Kiệt cho rằng, phát triển Logistics sẽ tạo ra được sức bật lớn cho việc kinh doanh ở Việt Nam vì hiện tại chi phí này ở nước ta. Nếu chi phí này được giảm bớt sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư “thoải mái” trong việc tìm kiếm kho bãi lưu trữ. 


Ông Kiệt chia sẻ thêm, đối với bất động sản công nghiệp không chỉ đi làm đất, làm nhà hay nhà xưởng mà còn phải lo phần mềm, phải có tính kết nối. Theo ông, khi mở nhà máy phải có nơi cung cấp, nơi bán hàng mà những nơi này phải kết nối với nhau và ứng dụng được công nghệ cao. 


“Những gì mà chúng tôi làm được trong phát triển bất động sản, thì phải hội tụ đủ phần cứng và phần mềm. Trong Bất động sản công nghiệp, sắp tới phần mềm có khi lại quan trọng hơn cả phần cứng, bởi vì tự động hóa người ta không cần đầu tư những nhà xưởng khổng lồ, mà làm sao các nhà nhà máy có thể kết nối được với hệ thống hạ tầng giao thông, phải có thiết bị kỹ thuật hiện đại”, ông Kiệt nhấn mạnh.


Trong suốt hơn 30 năm hình thành và phát triển, TBS Group luôn chủ động trong việc hoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín và quy mô, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của nhiều thương hiệu nổi tiếng cả về chất lượng và số lượng.


Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vừa là đơn vị có 20 năm kinh nghiệm trong việc phát triển Bất động sản, TBS Group hiểu rõ làm thế nào để thay đổi và cải tiến có thế bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.